Sản Phẩm Trong Giỏ Hàng
  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tổng Hóa Đơn: VNĐ
|
ĐĂNG TIN
 
Đăng tin hoàn toàn miễn phí
 
Quảng cáo liên kết tại RB, EB
 
0% phí khi mua qua Banking/Visa

lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp

ID tin: 4574292
Cập nhật: 28/08/2017, lúc 10:18 -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



Số 1542/TB-ĐHGD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2017

THÔNG BÁO

V/v Tổ chức lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp

Giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giảng viên



- Căn cứ công văn số 5366/BNV-ĐT về việc giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức của Bộ Nội vụ ngày 15/11/2016 cho Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Thực hiện Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT; 1612/QĐ-BGDĐT; 1613/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/2016 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), giảng viên chính (hạng II), giảng viên (hạng III);

- Căn cứ công văn liên kết số 1872/CV-ĐTBD ngày 22/12/2016 giữa trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội với trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Kinh doanh Hà Nội; Trường TC Công nghệ và QTKD Hà Nội thông báo mở các lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giảng viên với nội dung cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Chương trình bồi dưỡng Giảng viên cao cấp (hạng I)

1.1.1. Đối tượng bồi dưỡng

- Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I), có một trong các điều kiện sau:

+ Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I) nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I).

+ Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 3 năm trở lên.

1.1.2. Nội dung chương trình

Chương trình được cấu trúc theo 3 phần chính:

* Phần thứ nhất: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung

- Chuyên đề 1: Xu hướng quốc tế và đường lối, chiến lược, chính sách phát triển GDĐH của Việt Nam;

- Chuyên đề 2: Hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam;

- Chuyên đề 3: Xu hướng đổi mới quản lý GDĐH và quản trị nhà trường;

- Chuyên đề 4: Một số kỹ năng chung trong quản lý phát triển chuyên môn học thuật.

* Phần thứ 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp

- Chuyên đề 5: Phát triển đội ngũ chuyên gia đảm nhiệm sứ mạng phát triển công tác đào tạo của cơ sở GDĐH;

- Chuyên đề 6: Quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

- Chuyên đề 7: Phương thức đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

- Chuyên đề 8: Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế tri thức;

- Chuyên đề 9: Xây dựng môi trường học thuật và môi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục đại học;

- Chuyên đề 10: Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH trong nước và quốc tế.

* Phần thứ 3: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

1.2. Chương trình bồi dưỡng Giảng viên chính (hạng II)

1.2.1. Đối tượng bồi dưỡng

- Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II), có một trong các điều kiện sau:

+ Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II).

+ Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 3 năm trở lên.

1.2.2. Nội dung chương trình

Chương trình được cấu trúc theo 3 phần chính:

* Phần thứ nhất: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung

- Chuyên đề 1: Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế;

- Chuyên đề 2: Lý luận về hành chính nhà nước;

- Chuyên đề 3: Quản lý GDĐH trong cơ chế thị trường định hướng XHCN;

- Chuyên đề 4: Một số kỹ năng chung trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học.

* Phần thứ 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp

- Chuyên đề 5: Phát triển đội ngũ giảng viên trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế;

- Chuyên đề 6: Quản lý đào tạo và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

- Chuyên đề 7: Phương pháp dạy học đại học theo định hướng phát triển năng lực;

- Chuyên đề 8: Đảm bảo chất lượng GDĐH;

- Chuyên đề 9: Quản lý hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ;

- Chuyên đề 10: Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH;

- Chuyên đề 11: WTO và hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo.

* Phần thứ 3: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

1.3. Chương trình bồi dưỡng Giảng viên (hạng III)

1.3.1. Đối tượng bồi dưỡng

Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập đã được bổ nhiệm và đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III).

1.32. Nội dung chương trình

Chương trình được cấu trúc theo 3 phần chính:

* Phần thứ nhất: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung

- Chuyên đề 1: Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Chuyên đề 2: Những vấn đề cơ bản về nhà nước;

- Chuyên đề 3: Quản lý nhà nước về GDĐH;

- Chuyên đề 4: Một số kỹ năng tự phát triển nghề nghiệp của giảng viên đại học.

* Phần thứ 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp

- Chuyên đề 5: Phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH;

- Chuyên đề 6: Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học;

- Chuyên đề 7: Hình thức và phương pháp dạy học đại học;

- Chuyên đề 8: Kiểm định chất lượng GDĐH;

- Chuyên đề 9: Giảng viên với nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ;

- Chuyên đề 10: Giảng viên với công tác quản lý và tư vấn cho sinh viên;

- Chuyên đề 11: Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH.

* Phần thứ 3: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ KINH PHÍ

2.1. Thời gian khai giảng: 15 hàng tháng

- Thời gian học: 02 tháng

- Ca học: Thứ 7 và chủ nhật

Sáng: 08h00-10h30 ; Chiều: 14h00-16h30

2.2. Địa điểm học:

Tại Trường TC Công nghệ và Quản trị Kinh doanh Hà Nội

- Cơ sở 1: Số 18 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Cơ sở 2: Số 88 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà

2.3. Kinh phí đào tạo: 3.000.000đ/01 người/ 01 khóa học

- Giảng dạy nội dung chương trình đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Quốc Gia Hà Nội.

- Cung cấp tài liệu cho học viên (bản mềm)

- Giảng viên: Giảng viên chính của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội trực tiếp tham gia giảng dạy.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá các chuyên đề của khóa học, cấp Chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho các học viên đạt yêu cầu.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA HỌC

- Phiếu đăng ký học (theo mẫu);

- Bằng tốt nghiệp Đại học công chứng;

- Bản sao giấy khai sinh

- Chứng minh thư công chứng

- 04 ảnh 3x4

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Phòng đào tạo – Trường TC Công nghệ và QTKD Hà Nội:

- Cơ sở 1: Số 18 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Cơ sở 2: Số 88 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

* Hotline: 01642642220 (Ms An)

* Website: http://cta.edu.vn


Nơi nhận:

- Lưu VP; ĐT, TT

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký và đóng dấu)

PGS.TS. Lê Kim Long
Tin đăng liên quan