Thiết bị kiểm soát cửa ra vào đang được nhiều công ty, văn phòng, nhà máy sản xuất sử dụng để quản lý vấn đề ra vào của nhân viên, khách hàng, người đến quan hệ công tác... Ngày nay hầu như bất cứ một văn phòng hay công ty ở tòa nhà cao tầng hoặc nhà máy sản xuất đều có các thiết bị quản lý ra vào, từ đó chúng ta thấy nhu cầu thực sự cần thiết của hệ thống kiểm soát cửa đối với các đợn vị này.
Tuy nhiên, khi cần triển khai một hệ thống kiểm soát cửa ra vào thì không phải khách hàng nào cũng có thể hình dung được về cơ chế hoạt động, tính năng, các thiết bị bắt buộc phải có, các thiết bị hỗ trợ... từ đó gây ra nhiều khó khác trong việc lựa chọn một số sản phẩm phù hợp với thực tế cửa công ty mình. Về mặt nguyên tắc thì một hệ thống kiểm soát cửa bao gồm hai thành phần chính gồm các thiết bị phải có và các thiết bị bổ sung tính năng cho từng yêu cầu cụ thể. Bài viết này sẽ giúp các bạn liệt kê những thiết bị cần thiết trong kiểm soát ra vào, bao gồm các hạng mục sau:
Thiết bị kiểm soát
Thiết bị kiểm soát là thiết bị dùng để phân biệt người sử dụng, từ đó thực hiện thao tác cho phép howacj không cho phép truy cập cửa. Các thiết bị kiểm soát phổ biến bao gồm: đầu đọc thẻ cảm ứng( máy chấm công Ronald jack SC403, máy chấm công Ronald jack SC103,,,)đầu đọc vân tay (máy chấm công Wise Eye WSE8000A...), đầu đọc nhận dạng khuôn mặt hoặc kết hợp nhiều tính năng trên cùng một đầu đọc (Máy chấm công Ronald jack F18...). Thiết bị kiểm soát đó hiện trên thị trường thường có tên gọi là máy chấm công kiểm soát cửa ra vào với hàm ý là vừa có thể dùng để kiểm soát cửa đồng thời có thể tích hợp thêm chức năng chấm công cho nhân viên.
Tùy từng yêu cầu kiểm soát mà ta có thể sử dụng loại thiết bị nhận dạng đơn cửa (standalone) hoặc bộ điều khiển (ra bấm nút exit) hoặc quản lý cả 2 chiều vào ra (dùng đầu đọc phụ)
Khóa điện tử
Khóa điện tử đóng vai trò đóng mở cửa trong hệ thống kiểm soát cửa, giúp ngăn ngừa các hiện tượng truy cấp trái phép không mong muốn. Khóa điện tử được kết nối trực tiếp với các thiết bị nhận dạng để nhận tín hiệu đóng – mở cửa từ bộ điều khiển. Bình thường, khóa điện tử luôn ở trong trạng thái đóng (closed) nên nó tương tự như một khóa cơ bình thường, tuy nhiên khi có tín hiệu mở cửa (bằng quẹt thẻ, quét vân tay, nhận dạng khuôn mặt, bấm mã số password hoặc thậm chí là nút bấm exit – nút điều khiểm từ xa) thì khóa tự động mở để nhân viên có thể mở cửa ra vào.
Khóa điện tử có nhiều loại phù hợp cho các loại cửa khác nhau cũng như yêu cầu riêng biệt của những khách hàng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản khóa điện tử thường được chia làm các loại chính sau:
- Khóa chốt ( hay khóa chốt rơi): dùng chốt có nam châm để hút chốt đóng mở. Loại khóa này thường dùng cho cửa kính, cửa kính có khung, cửa tự động mắt thần, cửa chống cháy... Đây là loại khóa thông dụng nhất trong hệ thống kiểm soát cửa ra vào.
- Khóa lực từ (hay khóa nam chấm điện): là loại khóa dùng nam châm điện để đóng mở cửa. Khóa nam châm cũng là một loại khóa sử dụng phổ biến, tuy nhiên khóa này chỉ mở được một chiều duy nhất. Khóa nam châm điện có thể lắp cho cửa nhôm kính, cửa gỗ, cửa sắt,...
Như vậy, trong một hệ thống kiểm soát ra vào bắt buộc phải cần phải có 2 thành phần chính là thiết bị nhận dạng và khóa điện tử thì hệ thống mới có thể hoạt động được.
Ngoài các thành phần chính đã nêu trên, một hệ thống kiểm soát cửa còn có các thành phần phụ khác như nút exit, bộ bát khóa (bát trên, bát dưới), nút nhấn khẩn cấp, điều khiển từ xa, chuông cửa (không dây, có dây), bộ cấp nguồn... là những thiết bị bổ sung theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Nút nhấn Exit nhựa: dùng để mở cửa từ bên trong. Nút Exit có thể lắp tại mặt trong của cửa ra vào hoặc tại bàn lễ tân.
- Đầu đọc phụ: Lắp ở bên trong cửa, sử dụng khi có yêu cầu từ trong đi ra cũng cần phải có sự cho phép mở cửa bằng vân tay (kiểm soát 2 chiều vào - ra). Trong trường hợp này, Đầu đọc phụ sẽ thay thế cho nút Exit. Ví dụ: đầu đọc phụ FR1200, Đầu đọc phụ RD10…
- Nuút nhẫn khẩn cấp là thiết bị tích hợp với hệ thống báo cháy, khi nút này được kích hoạt thì cửa sẽ mở. Và thông thường nút này đặt phía ngoài cửa ra vào nên ai cũng có thể kích hoạt được.
- Bộ lưu điện UPS YP902: để đảm bảo trong trường hợp mất điện chốt điện vẫn làm việc và khóa cửa. Bởi vì, thông thường chốt điện được chế tạo ở chế độ mở để khi có sự cố như hỏa hoạn thì cửa sẽ mở để người ở bên trong sẽ thoát ra được.
- Chuông cửa: để khách hoặc người không được phép mở cửa báo cho người bên trong biết sự có mặt của mình.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết lắp hệ thống kiểm soát cửa như thế nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ: