Cọc khoan nhồi sau khi đổ bê tông, trên đầu cọc có lẫn tạp chất và bùn, nên thường phải đổ cao quá lên 0,6m sau đó tiến hành đập đầu cọc khoan nhồi cho lộ cốt thép để ngàm vào đài thiết kế.
Cọc khoan nhồi được sử dụng được nhiều trong xây dựng công trình nhà phố, nhà cao tầng, cầu cảng hiện nay. Quá trình thi công cọc khoan nhồi người ta thường để lại một đoạn lộ khỏi mặt đất nhằm mục đích đập bê tông lấy thép để kết nối phần đài móng, dầm móng, …ở phía trên để tạo thành một khối gắn kết. Vậy bạn đã biết phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi được tiến hành ra sao ? Hãy cùng Khoan cọc nhồi TKN 365 theo dõi bài viết sau nhé!
Đập đầu cọc khoan nhồi
1/Cọc khoan nhồi là gì Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép đặc biệt. Chúng được đổ tại chỗ vào nền đất bằng phương pháp khoan tạo lỗ hoặc ống thiết bị. Việc tạo lỗ có thể thi công bằng nhiều cách khác nhau như: đào thủ công hoặc sử dụng các loại máy khoan hiện đại.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì cọc khoan nhồi là một loại cọc có móng sâu. Đường kính cọc phổ biến từ 30 – 300 cm. Nếu đường kính cọc < 80cm thì được xem là cọc nhỏ. Ngược lại, đường kính cọc > 80 cm người ta quy ước là loại cọc lớn.
Đây cũng là một trong những giải pháp thi công móng được áp dụng phổ biến để gia cố nhằm và giữ ổn định cho công trình. coc khoan nhoi được đưa vào sử dụng nhiều hơn trong khoảng 10 năm trở lại đây. Và với sự hỗ trợ đắc lực của máy móc và thiết bị hiện đại thì việc thi công cọc khoan nhồi với độ sâu và mở rộng đường kính cọc ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta đã hiểu được sơ bộ cọc khoan nhồi là gì rồi ? Hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của nó nhé.
Trước khi tiến hành công tác đập đầu cọc khoan nhồi cần tiến hành đo lại độ cao đầu cọc, đảm bảo chiều dài đoạn cọc ngàm vào trong đài là 20 cm.
2/Một số thiết bị dùng cho công tác đập đầu cọc khoan nhồi: -Búa phá bê tông TCB-200
-Máy cắt bê tông HS-350T
-Búa Tay, chòng, đục.
kiểm tra độ thẳng đứng của cọc khoan nhồi
3/Phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi: Phương pháp thủ công: Đây là phường pháp thường sử dụng ở Việt Nam. Do chi phí lao động rẻ và đông đảo nên chi phí phá dỡ cọc khoan nhồi bằng thủ công rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác.
-Phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi thủ công sử dụng các thiết bị cầm tay như: máy bắn điện, máy bắn hơi, …
-Phương pháp thi công này rất đa năng, có thể thi công trên hầu hết mọi địa hình và mọi kích thước cọc.
Hạn chế của phương pháp này là thời gian thực hiện chậm, không hiệu quả kinh tế ở quy mô lớn.
Phương pháp cắt: -Phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi bằng dùng máy cắt đĩa bê tông điện hoặc động cơ hai thì kết hợp với cùm giữ để cắt tiện cọc bê tông.
-Phương pháp này thi công rất nhanh và đảm bảo chất lượng cọc.
-Phương pháp này chỉ sử dụng được cho các loại cọc khoan nhồi có đường kính dưới 600 mm.
móng cọc khoan nhồi
Phương pháp xe cơ giới: -Là phương pháp thường được Khoan Cọc Nhồi TKN 365 sử dụng. Thiết bị thi công là xe máy đào gắn đầu búa thủy lực. Đảm bảo tiến độ thi công và chi phí thấp cho nhiều dự án.
Trên đây là 3 phương án thường dùng cho công tác đập đầu cọc khoan nhồi. Tùy thuộc vào quy mô công trình, yêu cầu tiến độ, chi phí, năng lực thi công của từng nhà thầu mà chúng ta lựa chọn phương án phù hợp nhất. Quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm thi công thực tế qua các công trình đã thực hiện. Khoan Cọc Nhồi TKN 365 là đơn vị giàu kinh nghiệm thi công với hàng trăm dự án lớn nhỏ, sẵn sàng tư vấn cho các bạn về đập đầu cọc khoan nhồi.