Sản Phẩm Trong Giỏ Hàng
  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tổng Hóa Đơn: VNĐ
|
ĐĂNG TIN
 
Đăng tin hoàn toàn miễn phí
 
Quảng cáo liên kết tại RB, EB
 
0% phí khi mua qua Banking/Visa

Chính sách tiền lương dành cho người giúp việc gia đình

ID tin: 4440791
Cập nhật: 11/04/2017, lúc 11:35 -

Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động là người giúp việc gia đình, người giúp việc trông em bé. Theo đó, Thông tư đã quy định rất cụ thể về cách tính và trả lương cho người giúp việc gia đình. Theo Thông tư này, người sử dụng lao động là chủ hộ và người lao động là người giúp việc gia đình phải ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định. Trong đó, nội dung hợp đồng phải nêu rõ thông tin cá nhân của hai bên ký kết, công việc, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ… Sau 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chủ hộ phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới UBND xã, phường về việc sử dụng người lao động giúp việc làm.
Trong Thông tư quy định, tiền lương là khoản tiền mà chủ hộ trả cho người lao đông. Tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung do hai bên thỏa thuận, nhưng mức lương bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống cùng gia đình chủ hộ (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc.

Về hình thức trả lương hai bên có thể thỏa thuận để thống nhất. Cách thức trả lương cho người giúp việc được Thông tư quy định chủ hộ có thể trả lương theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo giờ làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Điểm nổi bật trong Thông tư là khi người giúp việc gia đình làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ như sau: Làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ngày thường sẽ được trả lương ít nhất 150% tiền lương tính theo giờ làm việc; Làm thêm giờ vào ngày nghỉ cuối tuần sẽ được trả lương ít nhất 200% tiền lương tính theo ngày làm việc; Khi phải làm thêm trong ngày lễ, tết người lao động sẽ được hưởng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động. Ngoài ra, Bộ Lao động, thương binh và xã hội cũng quy định cách tính trả tiền lương cho ngày nghỉ, ngày lễ. Theo đó, tiền lương làm căn cứ tính trả cho ngày nghỉ hàng năm là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng do hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, nhân với số ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết của người lao động.

Trong xu thế phát triển hiện nay, khi mà nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nhưng ít có thời gian để chăm sóc gia đình và con cái thì nghề giúp việc gia đình ở các trung tâm dịch vụ giúp việc nhà tphcm và hà nội càng trở nên “đắt sô”. Cũng chính vì thế, việc tìm kiếm người giúp việc đối với nhiều gia đình ngày càng khó khăn. Chị Nguyễn Thị Huyền, phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả chia sẻ: “Công việc làm ăn bận tối mắt, tối mũi nên tôi luôn muốn tìm một người giúp việc nhà. Tuy nhiên, tìm được một người ưng ý cũng không phải dễ. Thực tế, có rất nhiều người đến nhà tôi thử việc nhưng người thì thiếu trung thực, người lại quá già hoặc quá trẻ; có người thì lại chê lương thấp... Tôi đã phải nhờ người thân, họ hàng tìm kiếm qua mối quen biết, mãi mới tìm được một người đáng tin cậy để giao phó việc nhà”. Cũng như chị Huyền, hiện nay việc tìm kiếm người giúp việc đối với nhiều gia đình cũng rất khó khăn. Điều này, càng khiến cho nghề giúp việc trở nên “hot”. Để hút được người giúp việc ưng ý, phần lớn gia chủ thường trả lương rất hậu hĩnh. Đây cũng là một trong những cách thức để “giữ chân” người giúp việc. Trên thực tế, không cần tính đến mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ áp dụng (cao nhất là 2,7 triệu đồng), lương của người giúp việc ở các thành phố đã dao động ở mức từ 3-4 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản sinh hoạt ăn uống, điện nước… hàng ngày đều được nhà chủ “bao trọn”. Anh Nguyễn Văn Dũng, khu 4B, phường Cao Xanh, TP Hạ Long chia sẻ: “Tôi thấy người giúp việc còn sướng hơn chúng tôi đi làm. Ở công ty thì áp lực công việc, làm không đủ thì trừ lương, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, kiếm ra đồng tiền khó khăn quá. Thế mà bác An (người giúp việc - PV) chỉ ở nhà điều hành máy móc, làm vài công việc vặt lương tháng cũng ngót 4 triệu đồng, không cần chi thêm sinh hoạt phí. Khi gia đình bác có việc, chúng tôi đều tạo điều kiện để bác về quê giải quyết. Nói vui, từ ngày bác đến giúp việc cho nhà tôi, còn tăng thêm mấy cân”.

Bên cạnh việc được gia chủ “ưu ái” hiện nay, người giúp việc còn được hưởng thêm rất nhiều quyền lợi khác. Theo Nghị định 27/2014 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25-5-2014, khi có nhu cầu sử dụng người giúp việc, giữa chủ nhà và người giúp việc gia đình phải ký kết HĐLĐ, nội dung hợp đồng ghi rõ thoả thuận về tiền lương. Tổng tiền lương bao gồm cả chi phí ăn ở của người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; được trả thêm tiền lương nếu làm ngoài thời gian trong hợp đồng hay ngày lễ, Tết; được chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT để người giúp việc tự mua bảo hiểm. Với quy định trên, ngoài khoản tiền lương trả cho người giúp việc gia đình cao hơn mức lương tối thiểu vùng, thì chủ nhà phải trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHYT thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Cụ thể là 21% mức thu nhập hàng tháng của người lao động (BHXH là 18%, BHYT là 3%), trong đó, người lao động tự lo đóng bảo hiểm theo phương thức tham gia BHXH tự nguyện, chủ nhà không phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người giúp việc.
Tin đăng liên quan