Sản Phẩm Trong Giỏ Hàng
  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tổng Hóa Đơn: VNĐ
|
ĐĂNG TIN
 
Đăng tin hoàn toàn miễn phí
 
Quảng cáo liên kết tại RB, EB
 
0% phí khi mua qua Banking/Visa

Kiêng ăn gì khi bị thấp khớp

ID tin: 4586287
Cập nhật: 11/09/2017, lúc 14:16 -

Thấp khớp là căn bệnh xương khớp khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh thấp khớp thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và thường gặp nhất ở người già. Tuy nhiên,hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì bệnh nhân cần quan tâm thấp khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì để điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày hợp lý.

Thấp khớp ( http://anduoc.com/benh-thap-khop.html )hay còn gọi là phong thấp là một dạng bệnh mạn tính liên quan đến hệ thống tự miễn dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là do sự viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp gây ra.

Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng đến các khớp xương, gây đau, sưng và cứng khớp. Thông thường, nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp thì đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng bị bệnh. Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và thỉnh thoảng bị sốt. Nếu không được điều trị, các khớp dần trở nên tê cứng và có thể dẫn đến biến dạng khớp.

Bị thấp khớp nên gì?

Khi bị thấp khớp thì người bệnh không nên kiêng khem quá mức mà nên đa dạng hóa khẩu phần ăn. Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản, tào phớ và đậu các loại... đều tốt cho sức khỏe.



Trứng sữa tốt cho bệnh khớp

- Bổ sung acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này. Nếu bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày sẽ giúp cho khớp bớt cứng và cơn đau giảm dần.

Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi, cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu hoặc có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo toa để điều trị một bệnh khác.



Cá ngừ giàu acid béo hệ Omega-3

- Ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp. Nên bổ sung các loại rau củ như bí ngô, rau ngót, rau mùng tơi... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ. Mỗi ngày, người bệnh ăn khoảng 1kg rau xanh, 4-5 quả các loại. Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: bưởi, chanh, kiwi, các loại quả mọng. Còn các loại quả như chuối, đào, dứa, lê, dưa hấu là những loại trái cây có hàm lượng đường cao thì không nên sử dụng quá nhiều.



- Các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp cũng như có tác dụng giảm đau chống viêm hiệu quả. Do đó, người bị bệnh thấp khớp nên bổ sung các loại thực phẩm chứa các loại vitamin này như nước cam ép, trứng, sữa đậu nành, bơ, hạnh nhân…

- Sử dụng tảo Spirulina dưới dạng viên nang 400mg tảo khô cũng có tác dụng rất tốt đối với người bị thấp khớp. Người bệnh nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày.

Bị thấp khớp cần kiêng ăn gì?

- Người bị bệnh thấp khớp nên hạn chế sử dụng phủ tạng động vật và các loại thịt đỏ. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

- Tránh các thức ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo cũng nên được cắt giảm tối đa trong khẩu phần ăn hàng ngày.


Không nên ăn xúc xích

- Ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt nên hạn chế tối đa bởi nó rất dễ gây dị ứng và làm tình trạng viêm đau trở nên tồi tệ hơn. Ngô có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải cũng nên hạn chế.

- Hạn chế ăn các thực phẩm chua như dưa cà muối, kim chi. Giảm lượng muối sử dụng hằng ngày (10g/ngày).

Hạn chế dưa cà muối

- Bệnh nhân thấp khớp cũng cần phải kiêng ăn những loại thực phẩm có tính cay nóng như: gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu…

- Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, các chất kích thích, cà phê, ca cao hay đồ uống chứa cồn.

- Khống chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể để tránh tăng thể trọng quá mức. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
Tin đăng liên quan