Sản Phẩm Trong Giỏ Hàng
  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tổng Hóa Đơn: VNĐ
|
ĐĂNG TIN
 
Đăng tin hoàn toàn miễn phí
 
Quảng cáo liên kết tại RB, EB
 
0% phí khi mua qua Banking/Visa

03 vướng mắc thường gặp về bảo hiểm thất nghiệp

ID tin: 5330000
Cập nhật: 29/06/2023, lúc 11:37 -

Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc mới thì bị truy thu tiền trợ cấp và thời gian chưa nhận trợ cấp được bảo lưu để tính thời gian hưởng trong lần tiếp theo.

Có thể ủy quyền nhờ người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp không?
Khi người lao động đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thể nộp hồ sơ và nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay các thủ tục. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được ủy quyền thực hiện, cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 17 và Khoản 4, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì người lao động chỉ được ủy quyền cho người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp sau:

– Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.

– Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì có bị truy thu tiền trợ cấp không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 21 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP về các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thì:

“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Có việc làm;[…].”
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên.

– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Như vậy, khi người lao động có việc làm mới trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có việc mới, người lao động phải thông báo đến với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc nộp lại số tiền đã nhận nếu không thông báo khi có việc làm mới quy định tại Khoản 1 và Khoản 20, Điều 1 của Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Nếu truy thu lại tiền trợ cấp thất nghiệp thì khoảng thời gian còn lại có được cộng gộp để hưởng sau này không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì:

====================================================================================================

“Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp



Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, nếu người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới và bị truy thu lại số tiền chi sai, thì thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo.

Thời gian bảo lưu = Tổng thời gian đóng trợ cấp thất nghiệp – thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn A đóng bảo hiểm thất nghiệp 48 tháng, thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông A theo quy định là 04 tháng. Tuy nhiên, sau khi hưởng được 02 tháng thì ông A tìm được việc làm và thông báo lên trung tâm dịch vụ việc làm để bảo lưu lại thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy thời gian được bảo lưu lại của ông A là bao nhiêu?

Theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông A được tính tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = 48 – (2 x 12) = 24 tháng.



Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 28/2015/NĐ-CP;

– Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Tin đăng liên quan