Sản Phẩm Trong Giỏ Hàng
  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tổng Hóa Đơn: VNĐ
|
ĐĂNG TIN
 
Đăng tin hoàn toàn miễn phí
 
Quảng cáo liên kết tại RB, EB
 
0% phí khi mua qua Banking/Visa

Thành phần các chất cần thiết trong kem dưỡng ẩm

ID tin: 4664390
Cập nhật: 05/12/2017, lúc 16:13 -

Có 2 nhóm thành phần chính trong kem dưỡng ẩm:


  • Occlusive : chất gây bít tắc

  • Humectan: chất giữ ẩm


Một sản phẩm dưỡng ẩm tốt thường bao gồm cả 2 nhóm thành phần này. Ngoài ra, chất làm mềm da - Emollient cũng đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm dưỡng da

1.Chất gây bít tắc Occlusives

Các chất gây bít tắc trong kem dưỡng ẩm sẽ tạo thành lớp màng không thấm nước bao phủ bề mặt lớp sừng để ngăn chặn sự mất hơi nước qua da , đồng thời giúp làm mềm da. Chúng thường ở dạng dầu và hòa tan được chất béo.

Các chất này chỉ phát huy tác dụng khi còn nằm trên da, một khi lau đi thì sự mất nước qua da sẽ trở về trạng thái cũ (da không còn bị bít tắt nữa)

Hai thành phần chính của chất gây bít tắt thường gặp là Petrolatum (Vaseline) và Mineral oil (dầu khoáng). Ngoài ra còn có paraffin, squalene, dimethicone, dầu đậu nành, dầu hạt nho_ grapeseed oil, propylene glycol, lanoline beewax và các loại dầu thiên nhiên

Thành phần Mineral oil (dầu khoáng) trong chất bít tắt của kem dưỡng ẩm:

Dầu khoáng hay còn gọi là Petrolatum lỏng - là sản phẩm chưng cất của petroleum trong quá trình sản xuất xăng dầu.

Dầu khoáng là một trong những loại dầu thường dùng nhất trong các sản phẩm chăm sóc da, với hiệu quả ngăn ngừa sự bốc hơi nước cao hơn cả Linoleic acid và hiệu quả giữ ẩm tương đương dầu dừa tinh khiết.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng dầu khoáng có liên quan đến một số bệnh ung thư, nhưng đó là dầu khoáng công nghiệp. Dầu khoáng mà chúng ta đề cập ở đây là dầu khoáng dành cho ngành mỹ phẩm thì hoàn toàn không liên quan gì đến các bệnh ung thư cả, các bạn có thể sử dụng mà không phải lo lắng nhé.

Hơn nữa, dầu khoáng trong ngành mỹ phẩm cũng không là tác nhân sinh còi mụn, trong khi dầu khoáng công nghiệp lại có thể gây ra mụn

Thành phần Petrolatum (Vasseline) trong chất bít tắc của kem dưỡng ẩm:

Petrolatum hay còn gọi vaseline, không gây dị ứng, được chiết xuất từ dầu thô petroleum - một chất trơ không bị oxy hóa, có khả năng ngăn cản sự bốc hơi hơi nước cao hơn dầu olive gấp 170 lần và là tiêu chuẩn vàng để so sánh với các thành phần bít tắc khác.

Petrolatum không sinh nhân mụn, nhưng khi thoa 1 lớp dày trên da mặt sẽ rất nhờn rít, làm vi khuẩn dễ sinh sôi và bám bụi

Khi bị mụn nên hạn chế sử dụng những sản phẩm có lượng Petrolatum lớn và không nên thoa 1 lớp dày.

>> Xem thêm: Lăn kim bệnh viện da liễu

2.Chất giữ ẩm - Humectant trong các loại kem dưỡng ẩm:

Chất giữ ẩm (humectant) là các chất tan trong nước và có khả năng hấp thu nước từ môi trường (với điều kiện độ ẩm môi trường > 80%) và từ dưới bề mặt thượng bì da. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường thiếu độ ẩm, chúng lại gây khô da hơn. Do đo, các chất giữ ẩm thường được dùng chung với chất bít tắc, đem lại hiệu ứng da mềm mại hơn, ít nhăn hơn.

Một số chất giữ ẩm thường thấy trong thành phần của kem dưỡng ẩm:

Thành phần Glycerin trong chất giữ ẩm của kem dưỡng

Glyceryl (glycerol) là chất giữ ẩm mạnh và giữ ẩm tốt ngay cả trong môi trường có độ ẩm thấp. Glyceryl có thể bắt gặp trong hầu hết các sản phẩm dưỡng da do khả năng khôi phục độ ẩm bình thường cho da nhanh chóng và duy trì hiệu quả trong thời gian dài khi so sánh với các công thức khác.

Thành phần Hydroxy acid trong chất giữ ẩm:

Hydroxyl acid bao gồm Alpha hydroxyl acid và Beta hydroxyl acid, thường được dùng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết.

Cả 2 nhóm đều mang lại hiệu quả thẩm mỹ là làm bong tróc các tế bào sừng chết sần sùi trên da, đem lại hiệu ứng làn da mềm mại, đàn hồi và săn chắc hơn, khi đó da phản chiếu ánh sánh tốt hơn, giúp da bạn trông sáng hơn. Tuy nhiên, các acid này làm mỏng đi lớp sừng nên da bạn sẽ dễ nhạy cảm với ánh nắng. Do đó, hãy luôn dùng kem chống nắng khi sử dụng các sản phẩm có chứa 2 loại acid này với nồng độ cao nhé

Thành phần Urea trong chất giữ ẩm

Urea là một thành phần của Yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da và còn có tác dụng giảm ngứa. Các nghiên cứu cho thấy sự mất nước qua da không thay đổi sau khi thoa Urea 3% nhưng Urea 10% lại giúp giảm sự mất nước qua da này, mặc dù cảm nhận hiệu quả của 2 nồng độ này là như nhau

Thành phần Propylene glycol trong chất giữ ẩm:

Propylene glycol là chất lỏng không mùi vừa đóng vai trò là chất giữ ẩm vừa là chất bít tắc. Ngoài ra nó còn có tác dụng kháng khuẩn và bong tróc sừng nhẹ.

Liên hệ đặt hàng kem dưỡng ẩm (miễn phí Giao hàng tại TPHCM) thông qua phòng khám chuyên khoa da Skinic

Hotline: 02 866 866 366 – 0932 787 366

Mua hàng trực tiếp tại địa chỉ: 366 Cao Thắng (nối dài) phường 12, quận 10, tphcm

Inbox Fanpage: Skinic – phòng khám chuyên khoa da
Tin đăng liên quan